Deionized Water
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Deionized Water là gì?
Deionized Water (còn được gọi là nước Deionized, nước DI, nước Denim) là loại nước siêu tinh khiết với điện trở suất lên đến lên đến 18.2 Megohm-cm.
Deionized Water được xem là nước khử ion, có khả năng loại bỏ khỏi dung dịch tất cả các khoáng chất và muối ion hóa hữu cơ lẫn vô cơ thông qua quá trình trao đổi ion. Nhờ quá trình khử ion mà tạo ra một loại nước có độ tinh khiết cao tương tự như nước cất. Tuy nhiên, so với chưng cất, quy trình khử ion này diễn ra nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Bên cạnh đó, do nước ở mức độ cực kỳ tinh khiết xuống cấp nhanh chóng nên khử ion là một tính năng quan trọng trong quy trình theo yêu cầu cung cấp nước tinh khiết cao khi cần thiết.
Có thể nói, Deionized Water hay nước khử ion đã trở thành thành phần thiết yếu trong đời sống hiện nay, bao gồm y tế, quy trình thí nghiệm, dược phẩm, sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm, mạ, vô số quy trình công nghiệp, và thậm chí cả nước rửa tại chỗ. Đặc biệt, Deionized Water là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ đặc tính siêu tinh khiết, cũng như là dung môi làm sạch “hoàn hảo” cho sản phẩm.
Điều chế sản xuất Deionized Water
Phương pháp sản xuất Deionized Water phải qua nhiều bước mới thu được kết quả sau cùng đạt độ tinh khiết cao.
Đầu tiên, người ta dùng một vật liệu gọi là màng RO trong quá trình thẩm thấu ngược để lọc nước. Màng RO có tính chất đặc biệt là chỉ cho phép nước đi qua còn những tạp chất và muối Ion hóa đều sẽ bị loại bỏ.
Tiếp theo bước thẩm thấu ngược là bước chưng cất nước bằng cách ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng, sau đó là loại bỏ khoáng chất, tạp chất (bao gồm hữu cơ và vô cơ).
Bước cuối cùng là quá trình khử ion để loại bỏ muối/ion khoáng dưới dạng phân tử ra khỏi nước và thu được sản phẩm Deionized Water.
Nước DI này có độ tinh khiết tuyệt đối, chỉ còn lại các phân tử nước đạt chỉ số dẫn điện dưới 3µS/cm (µS được viết tắt là Microsiemens hay còn gọi là micro giây).
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Casein là gì?
Casein là một dạng protein chủ yếu có trong sữa và là thành phần thiết yếu của phô mai. Sản phẩm thương mại của casein có màu vàng có mùi thơm dễ chịu. Nhưng thực tế, casein là một chất rắn màu trắng vô định hình, không vị và không mùi.
Hai loại protein bao gồm casein và whey có trong sữa. Trong đó, casein chiếm khoảng 80% hàm lượng protein trong sữa, và whey là 20% lượng protein còn lại. Trong sữa bò có chứa khoảng 3% casein. Sự khác biệt quan trọng giữa hai loại protein phổ biến này là: Whey protein là dạng tiêu hóa nhanh còn casein protein là dạng tiêu hóa chậm.

Casein là một nguồn protein hoàn chỉnh, cung cấp axit amin thiết yếu cơ thể cần cho sự phát triển. Casein chứa các protein riêng biệt khác nhau và các hợp chất có hoạt tính sinh học mang lại lợi ích sức khỏe.
Casein protein có 2 dạng chính là micellar casein và casein hydrolysate. Micellar casein là dạng casein phổ biến nhất đã được phân tách các tạp chất ra khỏi sản phẩm, được tiêu hóa chậm rãi. Casein hydrolysate là casein thủy phân. Đây là loại casein đã được trải qua quá trình thủy phân enzyme nhằm giúp hấp thụ vào cơ nhanh hơn.
Trong một muỗng bột casein protein 33g chứa khoảng 24g protein, 3g carbs và 1g chất béo, đồng thời cũng có thể chứa các vi chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, những chất này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng sản phẩm và thương hiệu.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất casein là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phô mai. Các enzyme hoặc axit đặc biệt được thêm vào để làm cho casein trong sữa đông lại, hoặc chuyển sang trạng thái rắn. Có thể tách ra khỏi một chất lỏng. Chất lỏng đó là protein whey có thể rửa và sấy khô thành dạng bột để sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung. Có thể rửa và sấy khô phần sữa đông còn lại để tạo ra bột protein hoặc thêm vào các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất casein là một loại protein sữa tiêu hóa chậm. Casein thường được dùng để bổ sung cho cơ thể giúp tăng cơ. Casein giải phóng axit amin từ từ, vì vậy thường được bổ sung trước khi đi ngủ để giúp phục hồi và giảm sự cố cơ trong khi ngủ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng casein giúp thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, cùng với rất nhiều lợi ích khác.
Thành phần chiết xuất casein được sử dụng trong xét nghiệm dị ứng.
Apricot Kernel Oil là gì?
Apricot Kernel Oil là loại dầu được chiết xuất từ hạt của trái mơ. Trong trái mơ có chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm vitamin A, C, E, kali, axit linoleic, axit oleic, axit palmitic, axit stearic là những chất béo tốt cho sức khỏe và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Công dụng của axit oleic (omega 9):
-
Mang lại cho da sự mềm mại, rạng rỡ;
-
Kích thích tóc mọc dày, dài và chắc khỏe, loại bỏ gàu;
-
Hạn chế lão hóa da, ngăn nếp nhăn và đường nhăn hình thành;
-
Tăng cường khả năng miễn dịch; chống oxy hóa;
-
Ngừa viêm khớp, cứng và đau khớp.

Công dụng của axit linoleic (omega 6):
-
Dưỡng ẩm và thúc đẩy tóc phát triển;
-
Hỗ trợ chữa lành vết thương;
-
Chống viêm;
-
Cải thiện tình trạng mụn trứng cá và giảm nguy cơ bùng phát mụn cho da;
-
Làm cho dầu loãng hơn khi sử dụng trong hỗn hợp tinh dầu, điều này có lợi cho làn da mụn.
Công dụng của axit alpha-linolenic (omega 3):
-
Giảm viêm;
-
Kiểm soát tình trạng đông máu trên da;
-
Cải thiện triệu chứng đau cứng khớp, tăng tính linh hoạt cho khớp.
Công dụng của axit palmitic:
-
Là loại axit béo bão hòa phổ biến nhất;
-
Làm mềm da và tóc mà không để lại nhờn hoặc bết dính.
Công dụng của axit stearic:
-
Làm sạch da, tóc bằng cách loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và bã nhờn dư thừa;
-
Là chất nhũ hóa lý tưởng liên kết nước và dầu trong sản phẩm chăm sóc da;
-
Giúp sản phẩm giữ được hiệu quả khi bảo quản trong thời gian dài;
-
Bảo vệ tóc, dưỡng tóc;
-
Làm mềm da.

Công dụng của vitamin A:
-
Giúp da được bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời;
-
Hạn chế lão hóa da; kích thích tăng sinh collagen; tái tạo tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, mang lại làn da khỏe mạnh, săn chắc;
-
Giúp vết thương mau lành;
-
Cân bằng màu da, làm sáng da, đồng thời giúp giải quyết những đốm đen không mong muốn;
-
Giúp làm hạn chế hình thành và tiết dầu trên da, lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa mụn.
Công dụng của vitamin E:
-
Có đặc tính chống oxy hóa, giúp hạn chế lão hóa cũng như thúc đẩy tuần hoàn;
-
Giúp chữa lành làn da bị sẹo, mụn;
-
Ngăn ngừa mất độ ẩm từ da và tóc;
-
Giúp lỗ chân lông sạch sâu, thông thoáng và cân bằng sản xuất dầu.
Từ những lợi ích từ thành phần chứa trong Apricot Kernel Oil mà loại dầu này được sử dụng nhiều trong công thức mỹ phẩm, giúp làn da được mềm mại, mềm mượt, nhất là với làn da đã lão hóa hoặc có dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó, Apricot Kernel Oil cũng được dùng trong điều trị các khối u và các vết loét, dịu tình trạng da tổn thương như eczema, vảy nến, viêm da dị ứng.

Có hai loại dầu hạt quả mơ:
-
Mỹ phẩm: Chỉ dùng cho các sản phẩm da và tóc.
-
Thực phẩm: Dùng trong nấu nướng tương tự dầu hạnh nhân.
Điều chế sản xuất
Apricot Kernel Oil được sản xuất bằng cách sử dụng dung môi để chiết dầu ra hoặc phương pháp ép lạnh. So với sử dụng dung môi, phương pháp ép tốt hơn vì nó không làm thay đổi các hợp chất hóa học trong dầu.
Anhydroxylitol là gì?
Anhydroxylitol là một dẫn xuất khử nước của xylitol, một loại đường được tìm thấy trên cellulose của gỗ, mía, lõi ngô và một số vỏ hạt..Nó là nột thành phần tự nhiên có nguồn gốc thực vật hoạt động như một chất giữ ẩm giúp da hấp thụ và giữ ẩm.
Công thức hóa học: C5H10O4.
Công thức hóa học của Anhydroxylitol C5H10O4
Điều chế sản xuất Anhydroxylitol
Anhydroxylitol có nguồn gốc từ quá trình lên men lúa mì và gỗ và được phát triển để có được sự hydrat hóa cả tức thì và lâu dài cùng một lúc.
Cơ chế hoạt động
Anhydroxylitol tối ưu hóa kho dự trữ độ ẩm tự nhiên của da bằng cách phát triển tổng hợp glycosaminoglycans (GAGs, các chất như chondroitin sulfate giúp giữ ẩm tự nhiên trên da).
Ngoài ra, nó làm giảm sự mất nước bằng cách bay hơi sinh lý đồng thời tăng tổng hợp các ceramide rào cản để đạt được hiệu suất nâng cao.
Alcohol denat là gì?
Alcohol denat (hay rượu biến tính) là etanol được pha trộn với nhiều thành phần khác nhau. Là loại rượu cơ bản nhất, nếu uống etanol với một lượng nhiều không kiểm soát sẽ gây ra nguy hại cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Do vậy, người ta "biến tính" etanol bằng cách bổ sung các thành phần để khuyến cáo mọi người không uống thường xuyên hay quá nhiều.
Trong danh sách thành phần của các hóa dược phẩm như chất tẩy rửa gia dụng, chất tẩy sơn, bạn có thể tìm thấy rượu biến tính được cho vào với tác dụng tiêu diệt vi trùng (phổ biến là sử dụng trong nước rửa tay và các sản phẩm tẩy rửa khác). Đồng thời, etanol cũng có khả năng gây cháy nên những người đi cắm trại thường mang theo và sử dụng nó.

Etanol là một sản phẩm phụ của quá trình lên men, bản thân nó không độc hại ngay lập tức. Tuy nhiên, so với các loại rượu thường để uống khác, etanok mạnh hơn rất nhiều. Các loại rượu để uống có độ cồn trung bình vào khoảng 40%, trong khi đó độ cồn trung bình của etanol dao động trong khoảng từ 60%-90% nên nếu bạn chỉ uống etanol không sẽ rất nguy hiểm, có thể bị ngộ độc rượu ngay lập tức, thậm chí có thể tử vong.
Đó là lý do rượu biến tính Alcohol denat ra đời. Alcohol denat được sản xuất để ngăn mọi người không uống etanol vì nó mang mùi vị rất khó chịu. Trong quá trình biến tính etanol, một số hợp chất khác được đưa vào như methanol (một dạng rượu đơn giản khác, thường bị loại bỏ trong quá trình chưng cất). Methanol là loại rượu còn độc hại hơn cả etanol, vì nếu uống phải có thể bị tê liệt và tử vong.
Trong khi etanol có mùi khó chịu thì axeton, metyl etyl xeton và denatonium thường được thêm vào để khử mùi khó chịu này. Đó cũng chính là lý do tại sao các chất này được thêm vào thuốc nhuộm.

Điều chế sản xuất alcohol denat
Alcohol denat được xếp vào danh sách bảng cồn xấu, đặc tính là bay hơi khá nhanh. Do trong thành phần chứa chất biến tính nên Alcohol denat có mùi khá khó chịu.
Quá trình sản xuất cồn biến tính người ta sẽ nhỏ chất khử màu vào trong rượu tạo nên mùi khó chịu nhưng vẫn không làm thay đổi hóa học phân tử của etanol.
Fish collagen là gì?
Xét về nguồn gốc, hiện nay trên thị trường đang bày bán hai loại collagen: Collagen có nguồn gốc từ động vật trên cạn và một loại khác là collagen có nguồn gốc từ cá (fish collagen).
Fish collagen thuộc dạng collagen loại 1, là loại collagen quan trọng cho làn da đẹp và xương chắc khỏe. Đây là một loại protein được thủy phân từ da cá bằng enzyme đặc hiệu, có kích thước phân tử nhỏ hơn các loại collagen khác giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Fish collagen có kích thước phân tử chỉ bằng 1/60 so với collagen thông thường. Chính vì kích thước nhỏ như vậy nên khi vào đến dạ dày, fish collagen không cần nhiều thời gian để thủy phân hơn so với collagen thông thường. Từ đó nó cũng mang lại hiệu quả vượt trội hơn, khả năng hấp thu nhanh hơn gấp 5-7 lần so với collagen thông thường.
Ngoài ra, fish collagen hầu như không chứa hoặc chứa rất ít chất béo, thích hợp với tất cả mọi người kể cả người ăn kiêng.
Bên cạnh đó, do đặc tính phải chịu áp lực của dòng nước nên so với động vật trên cạn, da cá sẽ có độ đàn hồi chắc hơn nhiều. Vì thế, collagen được chiết xuất từ cá biển sâu có độ đàn hồi và độ dẻo dai rất cao.
Trong 10 gram fish collagen có chứa 45 calo, 9,4gram protein, 10 miligam natri, 0,07 miligam kali, 0,05 miligam canxi, 0,04 miligam sắt.
Điều chế sản xuất fish collagen
Fish collagen được chiết xuất thông qua một quá trình thủy phân phức tạp từ da và vảy cá, chúng hầu như không gặp phải các vấn đề về vệ sinh, không mang các vi khuẩn, virus truyền nhiễm từ động vật.

Cơ chế hoạt động của fish collagen
Chức năng chính của fish collagen là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Fish collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin cần thiết cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, khớp xương và các mô khác trên cơ thể người.
Fish collagen mang lại hiệu quả cao đối với làn da con người bởi khả năng hồi phục và tái tạo da, duy trì sự đàn hồi cho da, chống lão hóa.
Glycyrrhetinic Acid là gì?
Stearyl Glycyrrhetinate là một dẫn xuất của Glycyrrhetinic Acid được phân lập từ cây cam thảo.
Tên khoa học của cây cam thảo là Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Loại cây này có thể sống lâu năm và cao tới trên 1 mét, thân cây có lông rất nhỏ. Người ta dùng phần thân và rễ của cây sấy khô để sử dụng. Cây cam thảo có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc cũng như nhuận phế… Cam thảo đã được dùng làm thuốc ở châu Âu và châu Á từ lâu đời. Cam thảo trong y học Trung Quốc được dùng để điều trị bệnh loét dạ dày, tổn thương da, ho, táo bón… Chiết xuất từ cây cam thảo nên được đánh giá là an toàn và là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm mỹ phẩm và làm đẹp da.
Điều chế sản xuất
Làm ẩm 1kg dược liệu với 300ml EtOH30% trong 4 giờ. Đun hồi lưu trong 6 phút 3 lần sau đó rút dịch chiết, lọc qua giấy lọc và cô cách thủy cho đến khi dịch lọc còn lại ⅓ thể tích là được, để nguội…Axit hóa bằng HCI 10-pH 1-2 tạo tủa GA làm lạnh trong 30 phút gạn bỏ nước thu tủa và rửa tủa bằng nước đến khi dịch rửa không còn axit.

Hòa tủa với EtOH 96%, lọc qua phễu Buchner, rửa lọc bằng EtOH 96% đến khi hết màu vàng, cô đặc cách thủy dịch lọc để loại bớt EtOH, sấy chân không ở nhiệt độ 60°C đến khi thu được cao khô GA (100 g). Cân 100g cao khô GA cho vào bình nón nút mài, chiết bằng aceton x 3 lần, mỗi lần chiết trong 2 giờ ở nhiệt độ 56 - 57°C, thu dịch chiết, lọc qua phễu Buchner. Kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch KOH 10% trong MeOH đến pH gần bằng 9, thu
tủa GA 3K, lọc lấy tủa và rửa tủa lần lượt với aceton (300 ml), methanol (300 ml), sau đó sấy chân không ở nhiệt độ 60°C. Hòa tan hoàn toàn muối GA 3K trong axit acetic băng ở nhiệt độ 95 - 100°C, để nguội, kết tỉnh. Lọc lấy tinh thể muối GA 1K, rửa lần lượt bằng axit acetic băng, methanol, ether ethylic, để khô tự nhiên, thu được muối GA 1K. Kết tinh muối GA IK trong ethanol - nước (tỷ lệ 5:1). Lặp lại quy trình lọc và kết tinh như trên thêm 2 lần nữa. Axit hóa muối GA 1K bằng dung dịch H2SO4 1% ở 100°C trong 20 phút, để nguội ở
nhiệt độ phòng, lọc lấy tủa, rửa tủa với nước đến khi dịch rửa hết axit, sấy chân không trong 3 giờ ở 60°C. GA thu được khuấy trộn với cloroform, lọc lấy tủa, sấy chân không trong 1 giờ ở 60°C, thu được GA. GA thu được sau quá trình loại tạp được tinh chế bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, điều chế thu được 0,820 g. Điều chế GH: Muối GA 1K thu được sau quá trình loại tạp được thủy phân bằng HC1 7%, rửa bằng nước đến khi hết axit lắc với cloroform, lọc lấy dịch cloroform, cô thu hồi dung môi thu được cao GH. Cao GH được phân lập bằng sắc ký cột với hệ diclorometan - methanol với độ phân cực tăng dần, thu lấy phân đoạn chứa GH, cô thu hồi dung môi và kết tinh nhiều lần trong methanol thu được 0,230g.
Đánh giá GA và GH điều chế
Định tính và xác định cấu trúc: Sắc ký lớp mỏng, HPLC phân tích, điểm chảy, phổ IR, phổ MS và phổ NMR.
Định lượng: Khảo sát và đánh giá quy trình định lượng cho hai chất chuẩn điều chế, xác định hàm lượng của hai chất chuẩn điều chế.
Cơ chế hoạt động
Glycyrrhetinic Acid có thể được tìm thấy ở dạng alpha và beta. Dạng alpha chủ yếu ở gan và tá tràng và do đó, người ta cho rằng tác dụng chống viêm gan của thuốc này chủ yếu là do hoạt động của đồng phân này. Tác dụng chống viêm của Glycyrrhetinic Acid được tạo ra thông qua việc ức chế TNF alpha và caspase 3. Nó cũng ức chế sự chuyển vị của NF kB vào nhân và liên hợp các gốc tự do. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự ức chế theo hướng Glycyrrhetinic đối với sự tăng sinh tế bào T CD4 + thông qua JNK, ERK và PI3K/AKT.
Hoạt tính kháng vi rút của Glycyrrhetinic Acid bao gồm ức chế sự nhân lên của vi rút và điều hòa miễn dịch. Hoạt tính kháng vi rút của Glycyrrhetinic Acid dường như có phổ rộng và có thể bao gồm một số loại vi rút khác nhau như vi rút vacxin, vi rút herpes simplex, virus bệnh Newcastle và vi rút viêm miệng mụn nước.
Ảnh hưởng của Glycyrrhetinic Acid lên sự trao đổi chất được cho là có liên quan đến hoạt động ức chế của nó đối với 11-beta-hydroxysteroid dehydrogenase loại 1, do đó làm giảm hoạt động của hexose-6-phosphate dehydrogenase. Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra khả năng gây cảm ứng lipoprotein lipase trong các mô ngoài gan và do đó nó được đề xuất để tăng cường các tình trạng rối loạn lipid máu.
Chondrus crispusa là gì?

Chondrus crispus là chiết xuất có nguồn gốc từ rêu Ireland hay còn gọi là rêu Carrageenan, một loài tảo đỏ mọc trải dài dọc theo các hốc đá của bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ.
Đây là một loại tảo có kích thước khá nhỏ với chiều dài có thể lên đến 20 cm. Tảo phát triển từ rễ giả dạng đĩa gọi là Holdfast có chức năng bám nhưng không có chức năng hút chất dinh dưỡng cung cấp cho vật chủ, nhánh được phân đôi thành bốn đến năm lần tạo thành cấu trúc hình quạt. Hình thái rất dễ thay đổi, đặc biệt là độ rộng của các tản. Mỗi nhánh rêu có kích thước bề rộng khoảng 2mm và có kết cấu vững chắc với các màu sắc từ nhạt đến xanh đậm, đỏ sẫm, tím, nâu, vàng và trắng. Các giao tử mang ánh kim màu xanh lam ở đầu của lá và các bào tử sinh sản mang hoa văn đốm.
Ở trạng thái tươi tốt, rêu tươi mềm và có sụn, có nhiều màu khác nhau từ vàng lục, đỏ, đến tím đậm hoặc nâu tím.
Ở trạng thái khô, loài tảo này có thành phần gồm khoảng 15% chất khoáng và khoảng 10% protein với hàm lượng giàu iod và lưu huỳnh. Khi được ngâm trong nước, tảo Ireland có mùi giống như nước biển do hàm lượng các polysacarit trong thành tế bào lớn. Khi được đun sôi, loại tảo này sẽ tạo thành một loại gelatin, nặng từ 20 đến 100 lần trọng lượng của nước.
Sau khi rửa tảo với nước và phơi khô để bảo quản, chúng sẽ có một cạnh màu vàng, mờ, giống như sừng và ở trạng thái cứng.
Chondrus crispusa là một nguồn dinh dưỡng dồi dào bổ sung cho da, bao gồm beta-carotene và chất tăng cường tế bào mạnh mẽ như zeaxanthin, lutein, giúp bảo vệ da khỏi tác động rõ ràng của ánh sáng xanh.
Trong tảo đỏ thường chứa các polysaccharide, peptide và axit amin cũng giúp làn da được ngậm nước.
Điều chế sản xuất
Chondrus crispusa được sản xuất thông qua quá trình làm lạnh để tránh mất dưỡng chất trong quá trình xử lý nhiệt. Chiết xuất thu được từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, do đó không chứa thuốc trừ sâu. Sau đó cô đặc lại rồi hòa tan trong glycerin và nước ở nồng độ 20% (chiết xuất) và 80% (chất pha loãng).
Cơ chế hoạt động
Nhờ đặc tính mô phỏng sinh học giữa protein da, chiết xuất rêu Ireland có tác dụng cải thiện làn da trông tươi mới, làm giảm đáng kể sự mất nước qua biểu bì, từ đó giúp dưỡng ẩm da tốt hơn, mang đến làn da mịn màng hơn.
Beta Hydroxy Acid là gì?
Beta Hydroxy Acid (hay chúng ta vẫn quen gọi tắt là BHA) là một hợp chất hữu cơ có khả năng giúp loại bỏ tế bào chết cho da. Sở dĩ Beta Hydroxy Acid có tác dụng này là nhờ vào khả năng tan trong dầu và hoạt động bên trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng bít tắc. Chính vì vậy, với những ai sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to, bề mặt da không mịn màng thì mỹ phẩm chứa thành phần Beta Hydroxy Acid là một chọn lựa phù hợp.

Beta Hydroxy Acid gồm có các loại sau: Axit B-Hydroxybutyric, Axit B-hydroxy methyl-methylbutyric, Carnitine, Axit Salicylic. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm, thuật ngữ BHA (Beta Hydroxy Acid) thường phổ biến dùng nói đến loại Axit Salicylic. Nhờ có nguồn gốc từ tự nhiên nên Beta Hydroxy Acid mang lại nhiều tác dụng tích cực cũng như rất có lợi cho làn da.
Trong khi AHA - thành phần cũng khá quen thuộc có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chỉ có thể tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da thì Beta Hydroxy Acid là một acid gốc ưa dầu, nhờ đó mà hợp chất này sẽ có thể thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông, giúp người dùng dễ dàng loại bỏ những tế bào da chết bên trong cùng lượng chất nhờn dư thừa.
Beta Hydroxy Acid thường được chỉ định dùng cho làn da nhờn, da dễ bị mụn trứng cá và điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, Beta Hydroxy Acid phù hợp để sử dụng cho mục đích trị mụn nhờ khả năng có thể đi qua dầu giúp bình thường hóa lớp lót của lỗ chân lông vốn là nơi góp phần gây ra mụn trứng cá.
Điều chế sản xuất Beta hydroxy acid
Beta Hydroxy Acid là hợp chất hữu cơ, phần lớn được chiết xuất từ vỏ cây liễu willow bark, dầu của cây lộc đề xanh.
Cơ chế hoạt động
Beta Hydroxy Acid hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết bằng cách thâm nhập sâu vào các lỗ chân lông. Thành phần này sẽ làm bong tróc các tế bào da chết và kích thích sản sinh các tế bào mới phát triển.

Ngoài ra, nhờ thâm nhập sâu vào trong lỗ chân lông, Beta Hydroxy Acid cũng đồng thời khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông, từ đó có thể kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả.
Beta Hydroxy Acid giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da.
Hydroxypropyl cellulose là gì?
Danh pháp quốc tế IUPAC: 4-(1-aminopropyl)-N,N,3-trimethylaniline.
PubChem CID: 123706
Tên gọi khác: Benzeneethanamine, 4-(dimethylamino)-alpha,2-dimethyl-, Oxypropylated cellulose, E463, Hyprolose, Lacrisert.
Công thức hóa học C12H20N2, trọng lượng phân tử 192.30
Hydroxypropyl cellulose là một dẫn chất ete của cellulose, trong đó một số nhóm hydroxyl trong các đơn vị glucose lặp lại được hydroxypropyl hóa tạo công thức OCH2CH(OH)CH3 bằng cách sử dụng propylene oxide.

Do mức độ hydroxypropyl hóa cao (~ 70%), Hydroxypropyl cellulose dẻo hơn và tương đối kỵ nước so với các cellulose ete hòa tan trong nước khác. Nó có thể hòa tan hoàn toàn trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực, chẳng hạn như methanol, ethanol, rượu isopropyl (IPA) và acetone. Độ hòa tan của Hydroxypropyl cellulose trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, nó dễ hòa tan ở nhiệt độ dưới “điểm mây” khoảng 45 độ C (nhiệt độ dưới đó mà polyme bắt đầu phân tách pha, và hai pha xuất hiện).
Hydroxypropyl cellulose có hai loại: H-HPC và L-HPC, L-HPC thay thế thấp có chức năng như một chất kết dính và phân hủy trong lĩnh vực dược phẩm.
Hydroxypropyl cellulose là một chất trơ về mặt sinh lý. Trong một nghiên cứu về những con chuột được cho ăn hydroxypropyl cellulose hoặc cellulose không biến tính ở mức lên đến 5% trong chế độ ăn của chúng, người ta thấy rằng cả hai tương đương nhau về mặt sinh học ở chỗ cả hai đều không bị chuyển hóa.
Điều chế sản xuất Hydroxypropyl cellulose
Hydroxypropyl cellulose được sản xuất bằng cách phản ứng cellulose kiềm với propylene oxide ở áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra cellulose ete, với 3.4-4.1 mol nhóm thế hydroxypropyl trên mỗi mol đơn vị gốc anhydroglucose (theo Ashland, 2001).
Để Hydroxypropyl cellulose không bị vón cục trong điều chế, Hydroxypropyl cellulose có thể được phân tán trong 50% thể tích nước nóng (> 60 độ C) và sau 10 phút hydrat hóa, phần nước còn lại có thể được thêm nước lạnh trong khi tiếp tục khuấy. Do khả năng kết dính cao, Hydroxypropyl cellulose có xu hướng đặc biệt phù hợp trong chế biến các viên nén liều cao, hoặc khó nén, khi các chất đó chỉ có thể thêm một lượng nhỏ chất kết dính.
Nói chung, sản xuất có thể đạt được bằng hai bước, kiềm hóa và ete hóa:
Bước 1: Kiềm hóa
Phân tán bột giấy cellulose nguyên liệu thô trong dung dịch kiềm (thường là natri hydroxit, 5–50%) để tạo thành cellulose kiềm.
Cell-OH + NaOH → Cell·O-Na+ + H2O
Bước 2: Ete hóa
Phản ứng của Cellulose kiềm với Propylen oxit trong điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt. Trong bước phản ứng này, các nhóm hydroxyl (-OH) trên các monome anhydroglucose của chuỗi cellulose được thay thế một phần bởi các nhóm hydroxypropoxy (–OCH2CHOHCH3) sau khi ete hóa.
Cơ chế hoạt động
Hydroxypropyl cellulose có sẵn trên thị trường với các cấp độ nhớt khác nhau, với cấp trọng lượng phân tử trung bình (MW) nằm trong khoảng từ 20 đến 1500kDa. Các cấp MW thấp thường được sử dụng làm chất kết dính. Hydroxypropyl cellulose là chất kết dính cao cấp và đã cho thấy hiệu quả kết dính tương đương và khả năng kết dính tốt khi được thêm vào dưới dạng dung dịch hoặc ở dạng bột khô (theo Skinner & Harcum, 1998).
Ngoài ra, đối với dạng bổ sung khô, các loại hạt có kích thước hạt mịn được ưa thích hơn vì tốc độ hydrat hóa nhanh hơn và sự đồng nhất của quá trình trộn và phân phối. Các lớp thô được ưu tiên để bổ sung dung dịch vì chúng phân tán dễ dàng hơn mà không bị vón cục.
Hydroxypropyl cellulose đặc biệt tốt trong việc giữ nước và tạo ra một lớp màng đóng vai trò như một rào cản chống thất thoát nước.
Decyl glucoside là gì?
Decyl glucoside là chất hoạt động bề mặt không ion khá phổ biến, gồm đường glucose có nguồn gốc từ tinh bột ngô và rượu béo lên men từ dừa. Decyl glucoside công thức hóa học là C12H32O6, khối lượng phân tử từ 340.2 – 390 g/mol và độ pH khoảng từ 11 – 12.

Decyl glucoside dễ dàng tương thích với tất cả chất hoạt động bề mặt, lành tính và không làm khô da nên các nhà sản xuất thường đưa chất này vào công thức pha chế các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Decyl glucoside hoạt động trên bề mặt, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc loại bỏ bụi bẩn, dầu nhơn cũng như giúp làm giảm sức căng bề mặt nước.
Decyl glucoside có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm như một chất đồng hoạt động bề mặt với hiệu quả làm sạch cao, tạo bọt tốt và dịu nhẹ cho làn da. Decyl glucoside có thể làm giảm độ hoạt tính của các thành phần tạo bọt khác, mà không làm thay đổi hiệu suất của chúng.
Nhờ chức năng tạo bọt mịn và dày nên thành phần này có thể ngăn ngừa khô da, giúp giữ lại độ ẩm cho da ngay cả khi bạn dùng sản phẩm có chứa Decyl glucoside nhiều lần.
Mặt khác, Decyl glucoside khá hiệu quả trong việc giúp cải thiện khả năng ổn định của công thức mỹ phẩm. Ban đầu, Decyl glucoside được dùng chủ yếu trong xà phòng, chất tẩy rửa, về sau thành phần này cũng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng da. Decyl glucoside còn là tá dược có mặt trong nhiều loại thuốc bôi ngoài da với công dụng ổn định kích thước phân tử các chất thấm qua da.
Chính nhờ những đặc tính tự nhiên của Decyl glucoside mà thành phần này thường có trong các sản phẩm chăm sóc da dành cho những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, giúp mang lại sức khỏe tự nhiên cho làn da. Decyl glucoside còn dùng rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cho trẻ em, nhất là trong dầu gội.

Điều chế sản xuất
Decyl glucoside thu được từ 100% nguyên liệu tái tạo, bằng cách kết hợp rượu béo có nguồn gốc thực vật, decanol từ dừa và glucose từ tinh bột ngô.
Ubidecarenone là gì?
Ubidecarenone hay còn được biết đến là coenzyme E10 Ubidecarenon hay CoQ10 là một hợp chất được tìm thấy trong mọi cơ thể sống của động vật. Hợp chất này được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ bởi Tiến sĩ Kerl Folkers vào năm 1958. Ngay sau đó, CoQ10 được ứng dụng rộng rãi trong ngành y học để chữa trị các bệnh về tim mạch nhờ cấu trúc và vai trò đặc biệt trong cơ thể người.
Công thức hóa học của CoQ10
Ngoài ra, đối với phái đẹp, CoQ10 là hợp chất “vàng” trong việc chăm sóc da và duy trì sức khỏe của làn da. Một trong những vai trò đặc biệt của CoQ10 là sản xuất ATP - năng lượng được sử dụng bởi các tế bào, từ đó vô hiệu hoá các gốc tự do có trong môi trường. Ngoài ra, CoQ10 còn là chất ức chế quá trình stress oxy hóa – đây là tình trạng các gốc tự do có hại tích tụ nhiều trong cơ thể, vượt quá số lượng các chất chống oxy hóa có thể bảo vệ da.
Theo bác sĩ da liễu Kenneth Mark (người Mỹ), tình trạng stress oxy hóa là nguyên nhân hàng đầu phá vỡ collagen trong da gây viêm da mạn tính. “Trong những trường hợp nghiêm trọng, stress oxy hóa còn có thể phá hủy DNA, từ đó làm tăng nguy cơ gây ung thư”, bác sĩ Kenneth Mark cảnh báo.
Ngoài ra, CoQ10 còn được biết đến là hợp chất có thể giúp bảo vệ da khỏi các tia UV - một trong những nguyên nhân chính gây stress oxy hóa trong da. Do đó, CoQ10 giúp làn da được làm dịu, hồi phục vết thương, làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn, vết chân chim trên da giúp làn da trở nên mịn màng hơn.
CoQ10 giúp bảo vệ da khỏi các tia UV
Điều chế và sản xuất Ubidecarenone
CoQ10 có cấu trúc khá phức tạp nên khó tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Sản xuất thương mại sẽ sử dụng phương pháp chiết xuất từ mô động vật nhưng năng suất rất thấp và tốn kém.
Hiện nay, CoQ10 được sản xuất chủ yếu bằng con đường sinh học nhờ vi khuẩn như A. tumefaciens, P. denitrificans, Cryptococcus laurentii, Tricosporon sp., Sporobolomyces salmonicolor, Rhodobacter sphaeroides,… được nuôi trong môi trường dinh dưỡng có chứa nguồn Cacbon, Nitơ, muối vô cơ và chất dinh dưỡng hữu cơ.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất CoQ10, quá trình này đã tập trung vào tối ưu hóa quá trình lên men chủng tự nhiên hoặc cải biến chủng. Việc cải biến chủng được thực hiện bằng cách gây đột biến ngẫu nhiên hoặc tạo chủng tái tổ hợp.
Cơ chế hoạt động của Ubidecarenone
CoQ10 vô hiệu hóa các gốc tự do bằng cách trung hòa electron, đồng thời ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid (quá trình các gốc tự do phá hủy màng tế bào).
Dầu Inca Inchi là gì?

Inca Inchi có tên khoa học là Plukenetia volubilis hay còn được gọi bằng nhiều tên khác như Sachi Inchi, Inca nut. Ở Việt Nam, loại cây này được biết với tên gọi là đậu núi. Quả Inca Inchi có hình dáng giống như ngôi sao, được trồng ở Peru, trong khu rừng nhiệt đới Amazon, như vùng Ashaninka (Peru).
Cây Inca Inchi được ví như “vàng xanh” vì có nhiều công dụng tuyệt vời. Cả thân, rễ, lá, quả, hạt của cây Inca Inchi đều có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt, hạt từ quả Inca Inchi được mệnh danh là vua của các loại hạt. Dầu ăn chiết xuất từ loại quả này được đánh giá còn tốt hơn cả dầu Oliu hay dầu cá hồi gấp nhiều lần.
Điều chế sản xuất
Dầu Inca Inchi được ép lạnh nguyên chất từ hạt Inca Inchi có nguồn gốc từ rừng Amazon. Hiện nay, cây Inca Inchi có thể được trồng tại Việt Nam bằng phương pháp hữu cơ nên đã giữ lại 100% các chất tự nhiên gồm 45% Omega 3, 35% Omega 6, 10% Omega 9 và hàm lượng Vitamin E 230mg/100g.
Cơ chế hoạt động
Dầu từ quả Inca Inchi cung cấp hàm lượng axit béo thiết yếu cho cơ thể rất lớn gồm omega 3 và omega 6. Không có omega 3 hoặc omega 6, cơ thể bị thiếu hụt chất với biểu hiện là da khô, bong vảy, viêm da. thậm chí rụng tóc.
Trong dầu Inca inchi chứa Vitamin E dao động từ 176 đến 226mg mỗi 100 gram dầu. Một muỗng canh dầu (khoảng 14g) cung cấp tới 30mg Vitamin E, gấp đôi nhu cầu dinh dưỡng đề nghị. Hầu hết Vitamin E ở dạng gamma tocopherol như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Ngoài ra, có một lượng nhỏ Vitamin A trong dầu hạt Inca inchi, khoảng 2,5 miligam trên 100g dầu.
Sản phẩm liên quan








